Trong lĩnh vực thiết kế và thi công, việc tạo ra một không gian hài hòa, cân bằng không chỉ dựa vào kỹ thuật và thẩm mỹ, mà còn phụ thuộc vào yếu tố phong thủy. Một trong những khía cạnh cốt lõi của phong thủy là ngũ hành, bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, và Thổ, không chỉ đại diện cho những vật chất tự nhiên mà còn tượng trưng cho các nguyên lý và năng lượng khác nhau trong vũ trụ. Hãy cùng ADX Furni tìm hiểu hơn về ngũ hành trong thiết kế thi công ở bài viết dưới đây!
Nội dung chính
ToggleNgũ hành phong thủy là gì?
Ngũ hành là một triết lý cổ xưa có nguồn gốc từ phương Đông, đặc biệt phổ biến trong văn hóa Trung Hoa gồm: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ tượng trưng cho những vật chất tự nhiên. Ngoài ra, 5 yếu tố này còn đại diện cho các trạng thái và quy luật của vũ trụ, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống con người từ sức khỏe, sự nghiệp đến môi trường sống, ứng dụng vào đa dạng lĩnh vực như thời trang, kiến trúc, nội thất,… Đây cũng được xem như là một công cụ giúp điều chỉnh và cân bằng năng lượng trong không gian và con người.
Đặc tính riêng
- Kim: đại diện cho kim loại và các vật liệu – chất liệu rắn chắc trong tự nhiên, mạnh mẽ kiên cố
- Mộc: đại diện cho cây cối và các vật liệu từ gỗ, có tính linh hoạt, khả năng thích nghi cao, luôn phát triển không ngừng
- Thủy: nguyên tố nước và các chất lỏng với đặc tính mềm mại, linh hoạt, khả năng thích nghi tốt với mọi điều kiện
- Hỏa: tượng trưng cho lửa, ánh sáng, nhiệt, biểu thị sự nhiệt huyết, năng động, phát triển mạnh mẽ
- Thổ: đại diện cho đất, tượng trưng cho sự ổn định, sinh sản, nuôi dưỡng và bảo vệ
Đặc điểm chung
Dù mỗi yếu tố trong ngũ hành mang một đặc tính khác nhau nhưng lại có với nhau 3 đặc điểm chung về lưu hành, luân chuyển và luôn biến đổi không ngừng. Ba đặc điểm này tạo nên một hệ thống động, bền vững và đầy sức sống.
- Lưu hành thể hiện sự tồn tại và ảnh hưởng liên tục của các yếu tố này trong tự nhiên và cuộc sống con người.
- Luân chuyển phản ánh mối quan hệ tương sinh, tương khắc giữa các yếu tố, tạo nên một chu kỳ không bao giờ dừng lại, nơi mỗi yếu tố hỗ trợ hoặc hạn chế lẫn nhau để duy trì sự cân bằng.
- Luôn biến đổi không ngừng diễn tả sự thay đổi và thích nghi liên tục của các yếu tố, khi chúng tương tác và phản ứng với môi trường xung quanh, từ đó thúc đẩy sự phát triển và tiến hóa.
Ngũ hành tương sinh – tương khắc
Trong Ngũ hành, hai quy luật quan trọng là tương sinh và tương khắc, luôn tồn tại đồng thời và không thể tách rời. Quy luật tương sinh đề cập đến việc các yếu tố hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau phát triển, như Mộc nuôi dưỡng Hỏa, Hỏa tạo ra Thổ. Ngược lại, quy luật tương khắc phản ánh sự kiềm chế, kiểm soát lẫn nhau, như Thủy dập tắt Hỏa, Hỏa làm tan chảy Kim.
Mỗi quá trình tương sinh luôn tiềm ẩn sự khắc chế và ngược lại, trong sự khắc chế luôn có yếu tố hỗ trợ. Sự đan xen này tạo nên một hệ thống cân bằng động, đảm bảo mọi sự vật, hiện tượng đều phát triển và tồn tại trong sự hài hòa, giữ cho vạn vật luôn sinh sôi và tiến hóa không ngừng.
Ngũ hành tương sinh
Ngũ hành tương sinh diễn tả mối quan hệ hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau giữa năm yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong quy luật này, mỗi yếu tố đều sinh ra yếu tố tiếp theo, tạo thành một vòng tuần hoàn liên tục. Quy luật này giúp duy trì sự cân bằng và hài hòa trong tự nhiên và trong cuộc sống con người và được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất, kiến trúc hay y học cổ truyền và nhiều lĩnh vực khác.
- Mộc sinh Hỏa: Cây cối (Mộc) sinh ra lượng lớn chất khô, chất cháy như gỗ, than, vỏ cây, có thể dùng để làm nguyên liệu cho lửa (Hỏa).
- Hỏa sinh Thổ: Lửa (Hỏa) khi cháy sẽ sinh ra tro, tro cháy và xỉ lửa, các chất này có thể làm phong phú đất (Thổ) bằng cách cung cấp dinh dưỡng cho nó.
- Thổ sinh Kim: Đất (Thổ) chứa nhiều khoáng chất, kim loại có thể được khai thác từ lòng đất, cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến quặng.
- Kim sinh Thủy: Kim loại (Kim) khi nung nóng có thể tan chảy và hòa tan trong nước (Thủy), tạo thành các hợp chất hữu cơ
Ngũ hành tương khắc
Ngược lại với tương sinh, ngũ hành tương khác mô tả mối quan hệ chế ngự lẫn nhau giữa các yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Tuy nhiên, mối quan hệ này cũng có tác dụng cân bằng và ngăn chặn sự phát triển quá mức của một nguyên tố nào đó.
- Mộc khắc Thổ: Cây cối (Mộc) hút chất dinh dưỡng từ đất (Thổ) để phát triển. Điều này khiến đất bị cạn kiệt dinh dưỡng và trở nên suy yếu.
- Thổ khắc Thủy: Đất (Thổ) có khả năng ngăn chặn và hấp thụ nước (Thủy), làm hạn chế sự lưu thông của nước.
- Thủy khắc Hỏa: Nước (Thủy) có thể dập tắt lửa (Hỏa), ngăn chặn sự bùng phát và lan rộng của ngọn lửa.
- Hỏa khắc Kim: Lửa (Hỏa) có thể nung chảy kim loại (Kim), làm thay đổi hình dạng và tính chất của kim loại.
- Kim khắc Mộc: Kim loại (Kim) có thể cắt đứt hoặc chặt cây cối (Mộc), làm giảm sự phát triển của cây cối.
Ứng dụng ngũ hành trong thiết kế thi công
Nguyên lý Ngũ hành tương khắc – Ngũ hành tương sinh là một trong những nền tảng quan trọng của phong thủy và thiết kế nội thất. Áp dụng nguyên lý này kết hợp với các phong cách nội thất không chỉ giúp tạo ra không gian sống và làm việc hài hòa mà còn tối ưu hóa năng lượng và mang lại sự may mắn cho người sử dụng. Từ việc xác định hướng nhà, các yếu tố trong thiết thi công kiến trúc – nội thất đều có thể được ứng dụng nguyên lý này.
Đối với người mệnh Kim
Người mệnh Kim bản chất có khả năng lãnh đạo, quản lý tốt và nhanh nhạy trong việc xử lý các vấn đề. Họ có định hướng rõ ràng và không ngần ngại khi phải đối mặt với những thử thách lớn trong cuộc sống. Do đó khi lựa chọn hướng nhà, để thu hút thêm nhiều điều may mắn, nên chọn hướng Tây Bắc.
Đối với việc thiết kế thi công, nên sử dụng các tông màu bản mệnh như trắng, bạc cùng màu tương sinh thuộc hành Thổ là nâu. Việc kết hợp thêm các phụ kiện, đồ vật kim loại hay gỗ trong cấu trúc xây dựng và trang trí nội thất để tôn lên tính cách mạnh mẽ, bền vững và quyết đoán.
Đối với người mệnh Mộc
Người mệnh Mộc thường được mô tả là những người có tinh thần nhân ái, hòa nhã và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Họ có khả năng thích nghi tốt, sáng tạo và luôn tràn đầy năng lượng sống. Mộc tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển và sức sống mãnh liệt, thể hiện qua tính cách mềm dẻo nhưng kiên cường của những người mang mệnh này.
Người mệnh Mộc nên chọn hướng nhà thuộc hành Thủy như hướng Đông và Đông Nam, vì Thủy sinh Mộc. Các hướng này giúp tăng cường năng lượng tích cực, thúc đẩy sự phát triển và mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ. Sử dụng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, và các loại cây cảnh để tạo ra không gian sống động và tươi mát.
Đối với người mệnh Thủy
Người mệnh Thủy thường được mô tả là những người thông minh, khéo léo và có khả năng giao tiếp tốt, dễ dàng thích ứng với mọi hoàn cảnh, luôn biết cách hòa hợp và tạo mối quan hệ tốt với người xung quanh. Thủy tượng trưng cho sự mềm dẻo nhưng mạnh mẽ, tựa như nước có thể len lỏi khắp mọi nơi nhưng cũng có sức mạnh bào mòn đá.
Người mệnh Thủy nên chọn hướng nhà thuộc hành Kim như hướng Bắc, Tây hoặc Tây Bắc, vì Kim sinh Thủy. Những người thuộc cung mệnh này hợp với các tông màu như xanh dương, đen, trắng. Các sản phẩm nội thất hay đồ trang trí nên ưu tiên chất liệu từ kim loại, kính và thủy tinh không chỉ giuớ không gian trở nên thoáng đã mà tạo nên sự liên kết mạnh mẽ với bản mệnh của gia chủ. Bên cạnh đó có thể vận dụng các hình dạng lượn sóng, uốn cong trong thiết kế nội thất và trang trí, phản ánh tính chất uyển chuyển của nước.
Đối với người mệnh Hỏa
Trong phong thủy, Hỏa đại diện cho sự sống động, ấm áp và năng lượng tích cực. Người mệnh Hỏa tượng trưng cho lửa, ánh sáng và sự nhiệt huyết. Họ thường là những người năng động, đam mê và có khả năng lãnh đạo. Với tính cách mạnh mẽ và quyết đoán, người mệnh Hỏa luôn sẵn sàng đối mặt với thử thách và không ngần ngại tiến về phía trước.
Khi thiết kế không gian cho người mệnh Hỏa, cần chú trọng đến việc tạo ra một môi trường kích thích sự năng động và nhiệt huyết, đồng thời mang lại cảm giác ấm cúng và vui tươi. Người mệnh Hỏa nên chọn hướng nhà thuộc hành Mộc như hướng Nam, Đông hoặc Đông Nam. Mệnh Hỏa hợp với các màu đỏ, cam, hồng, tím và xanh lá cây. Màu đỏ và cam thể hiện sự nhiệt huyết và năng lượng của Hỏa, trong khi màu xanh lá cây thuộc hành Mộc, tương sinh cho Hỏa.
Tương tự, để tránh sự phá vỡ của phong thủy, quý khách hàng nên hạn chế các tông màu theo ngũ hành tương khắc đối với Hỏa như xanh nước biển.
Đối với người mệnh Thổ
Thổ đại diện cho sự vững chắc và nền tảng của mọi thứ, giúp nuôi dưỡng và hỗ trợ các yếu tố khác, người mệnh Thổ được biết đến với tính cách kiên định, trung thành và ổn định. Người mệnh Thổ nên chọn hướng nhà thuộc hành Hỏa hoặc hành Thổ như hướng Nam, Tây Nam, hoặc Đông Bắc. Hỏa sinh Thổ và Thổ tự hòa hợp với Thổ, các hướng này giúp tăng cường năng lượng tích cực.
Khi thiết kế thi công cho các căn nhà hay bất cứ không gian nào cho người mệnh Thổ nên hạn chế sử dụng quá nhiều đồ nội thất và trang trí thuộc hành Mộc như quá nhiều cây xanh lớn, vì Mộc khắc Thổ. Theo ngũ hành, quý khách nên sử dụng đồ nội thất bằng gỗ có màu nâu, cam đất hoặc màu be để tạo cảm giác ấm áp và gần gũi. Bên cạnh đó có thể ứng dụng một số loại đá phong thủy như thạch anh, mã não để mang lại sự thịnh vượng và cân bằng cho không gian sống.
Lời kết
Qua bài viết trên có thể thấy, việc ứng dụng ngũ hành trong thiết kế thi công nội thất không chỉ giúp tạo ra những không gian sống hài hòa, thẩm mỹ mà còn mang lại sự cân bằng, may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Hiểu rõ và áp dụng đúng các nguyên lý của Ngũ hành – từ màu sắc, chất liệu, đến bố trí không gian – có thể giúp tối ưu hóa năng lượng tích cực trong mỗi ngôi nhà, đồng thời phản ánh cá tính và bản mệnh của mỗi người. Liên hệ với ADX Furni theo thông tin bên dưới để được tư vấn chi tiết!
Thông tin liên hệ
Trụ sở: Sarimi B2 – 00.07, KĐT Sala, P. An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 097 999 78 73
Email: Info@adxfurni.com
Fanpage: https://www.facebook.com/adxfurni